Thời gian qua, sâu cuốn lá nhỏ (lứa 4); rầy nâu, rầy lưng trắng lứa và sâu đục thân bướm cú mèo đã phát sinh gây hại trên diện tích gieo trồng thuộc địa bàn xã Đại Đồng,...
Hiện nay, sâu non cuốn
lá nhỏ lứa 4 giai đoạn cuối đẻ nhánh - làm đòng đang chủ yếu ở tuổi 5, trên trà
đẻ nhánh - đẻ nhánh rộ đang giai đoạn chủ yếu tuổi 4, 5 và nhộng; sâu đục thân
bướm cú mèo đang ở giai đoạn tuổi 4, 5
Cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp kiểm tra
sâu bệnh
Dự báo thời gian tới trưởng thành sâu cuốn lá
nhỏ lứa 4 sẽ vũ hóa rộ, sâu non tuổi 1 – 2 lứa 5 sẽ ra rộ kéo dài từ ngày 12 –
19/7 và có khả năng phát sinh mật độ cao, trên diện rộng. Để chủ động phát
hiện, phòng trừ kịp thời, hiệu quả hạn chế tối đa thiệt hại do sâu cuốn lá nhỏ
lứa 5, sâu đục thân bướm cú mèo và rầy gây ra, các địa phương cần phân công,
chỉ đạo cán bộ phụ trách vùng bám sát đồng ruộng để phân trà, điều tra, phát
hiện, dự tính dự báo kịp thời những diện tích có mật độ sâu cuốn lá nhỏ, sâu đục
thân, rầy nâu, rầy lưng trắng gây hại cao; tham mưu biện pháp kỹ thuật phòng
trừ cụ thể cho UBND cấp xã, đồng thời phối hợp với các ban, ngành liên quan
trên địa bàn để tổ chức, chỉ đạo, hướng dẫn, nông dân phòng trừ hiệu quả, bằng
các loại thuốc cụ thể:
Đối với sâu cuốn lá nhỏ: Không khuyến cáo nông
dân phun phòng sau khi thấy bướm rộ. Chỉ khuyến cáo, hướng dẫn phun trừ trên
những diện tích có mật độ sâu non cao từ 30 con/m2 trở lên bằng các loại thuốc
có hoạt chất: Isocycloseram (Incipio® 200SC,...), Indoxacarb (Ammate 150SC,
Clever 150 SC, 300 WG, Sunset 150SC, 300WG, Obaone 95WG,…), Chlorantraniliprole
(Prevathon® 5SC, Voliam targo 063SC, Virtako 40WG,…), Lufenuron (Match250
EC,...), Emamectin benzoate (Angun 5 WG, Kajio 5WG, Bạch Hổ 150SC,Dylan 2EC, 10
WG,...),... phun theo liều lượng khuyến cáo. Thời gian phun hiệu quả nhất khi
đa số sâu ở tuổi 1 – 3.
Đối với sâu đục thân: Giám sát chặt chẽ đồng
ruộng, khuyến cáo, hướng dẫn nông dân phun trừ sớm trên những diện tích có mật
độ ổ trứng cao (từ 0,5 ổ trứng/m2 trở lên đối với lúa ở thời kỳ đẻ nhánh và 0,3
ổ trứng/m2 trở lên lúa ở thời kỳ làm đòng trở đi) bằng các loại thuốc các loại
thuốc có hoạt chất như: Chlorantraniliprole (Prevathon 5SC, Voliam targo 063SC,
Virtako 40WG,…), Cartap (Padan 95SP, Patox 95SP,...) phun theo liều lượng
khuyến cáo (nếu mật độ ổ trứng cao > 0,5 ổ/m2 cần phun 2 lần cách nhau 5
ngày).
Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng: Chỉ khuyến
cáo phun trừ trên các diện tích có mật độ từ 1.000 con/m2 trở lên bằng một
trong các loại thuốc có hoạt chất như: Pymetrozine (Chess 50WG, Titan 600WG …);
Dinotefuran (Oshin 20WP,...); Acetamiprid+ Imidacloprid (Sutin 50SC,…);
Clothianidin (Dantotsu 16WSG); Thiamethoxam (Actara 25 WG,…);... để phun trừ
theo liều khuyến cáo. Đây là các thuốc có tác dụng lưu dẫn nên cần phun sớm khi
rầy ở tuổi nhỏ. Trường hợp mật độ rầy cao, rầy trường thành nhiều cần hỗn hợp
thuốc có tác dụng nội hấp trên với thuốc có tác dụng tiếp xúc như: Dimethoate +
Cypermethrin (Diditox 40EC,...); Fenobucarb (Bassa 50EC,…); Nitenpyram (Elsin
10 EC,...); ... để phun trừ. Khi phun đảm bảo đủ lượng nước thuốc (20 – 25
lít/500m2), phun ướt đều vào phần thân, lá lúa.
Nguồn tin: Trung tâm dịch vụ nông nghiệp